Mấy ngày gần đây, trên youtube, facebook, Danlambao, baotiengdan.com, Singclep10.rssing.com, ngoclinhvugia.wordpress.com và một số diễn đàn khác đăng tải bài viết của tác giả Đỗ Thành Nhân có tiêu đề “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói về sự dân chủ”.
Bài viết có gì hấp dẫn để lôi cuốn nhiều trang mạng đăng tải như vậy?! Cảm nhận của bạn đọc thấy rằng: nội dung bài viết ấy ngắn gọn, dễ hiểu; cách trình bày mạch lạc; có phân tích số liệu kèm theo hình ảnh minh họa rất cụ thể. Nhưng tiếc một nỗi: tiêu đề bài viết ấy dẫn lại y nguyên từ nguồn “Lực Lượng 47 Việt Nam”, còn nội dung với dụng ý khác hẳn. Từ đó, bạn đọc băn khoăn, hình như tác giả Đỗ Thành Nhân hiểu chưa đúng ý câu nói của ông Nguyễn Phú Trọng tại cuộc họp báo sau Đại hội XII của Đảng năm 2016, nên mới mất công đi tìm số liệu như là luận cứ để chứng minh Bác Trọng nói sai.
Dưới đây xin trao đổi một số ý để bạn đọc suy ngẫm:
1) Hôm đó, Bác Trọng nói: “Nhưng người ta cứ bảo mình vi phạm dân chủ, nhân quyền, không bình đẳng giới…Đảng CSVN lãnh đạo theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân nhân phụ trách nhưng đề cao trách nhiệm cá nhân. Một số nước cứ nhân danh là dân chủ nhưng cá nhân quyết định tất nhưng lại cứ hô hào là có dân chủ…”. Nhưng Đỗ Thành Nhân chỉ cắt lấy một câu “Nhưng người ta cứ bảo mình vi phạm dân chủ, nhân quyền, không bình đẳng giới” để quy kết toàn bộ nội dung bào viết, mục đích gì vậy ?
Nếu bạn đọc xem lại đầy đủ đoạn video clip đăng tải trên Lực Lượng 47 Việt Nam ngày 27/5/2020 có tiêu đề “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói về sự dân chủ” thì sẽ thấy nội dung, ý tứ của bác Trọng không phải như cách nghĩ của Đỗ Thành Nhân. Nhìn tổng thể, trong video clip ấy, bác Trọng nhấn mạnh việc Đảng Cộng sản thực hiện nguyên tắc tập thể lãnh đạo, quyết định công việc chứ không phải do cá nhân độc đoán chuyên quyền; chỉ ra sự chuyển biến trong công tác cán bộ theo hướng ngày càng trẻ hóa, số lượng nữ tăng, có tính kế thừa chuyển giao thế hệ trong Bộ Chính trị rõ rệt.
2) Nội dung bài viết của Đỗ Thành Nhân chỉ xoáy vào một cụm từ trong toàn bộ nội dung mà ông Trọng đã nói, đó là “Nhưng người ta cứ bảo mình vi phạm dân chủ, nhân quyền, không bình đẳng giới”, rồi đưa ra các số liệu phân tích, chứng minh câu nói của bác Trọng là sai. Cách làm của tác giả Đỗ Thành Nhân rất giống với nhiều người lâu nay vẫn làm: cắt bỏ nội dung “đoạn trước” và “đoạn sau”, giữ lại một câu ở giữa; như vậy rất dễ làm cho người đọc hiểu sai lệch ý tứ của chủ thể tạo ra các câu đó.
Xét về mặt logic, nó không liên tục; xét về mặt triết học là phiến diện; xét về động cơ là không trong sáng. Bởi lẽ, thường những người có dụng ý làm sai lệch thông tin thì mới cắt ghép nội dung theo kiểu như vậy.
3) Trong bài viết của Đỗ Thành Nhân, dẫn ra các số liệu, lập luận với dụng ý chứng minh 3 điều:
– Tuổi trung bình của Bộ Chính trị khóa XIII cao hơn khóa XII (3/18 người);
– Tỷ lệ nữ trong Bộ Chính trị khóa XIII ít hơn khóa XII (1/18 người);
– Số người trong Bộ Chính trị khóa XI ở lại khóa XII ít hơn người của khóa XII ở lại khóa XIII.
Từ đó, Đỗ Thành Nhân kết luận: ông Trọng nói “Trẻ hóa lãnh đạo cấp cao”, “tỷ lệ nữ tăng, “số người trong Bộ Chính trị ở lại khóa mới ít dần” là không đúng với thực tế. Cách tư duy như vậy, gọi là “nhìn vào hiện tượng để quy kết bản chất”; nhìn vào vẻ ngoài để quy chụp bên trong.
4) Rõ ràng, nếu Đỗ Thành Nhân tiếp cận vấn đề theo hướng như trình bày trong bài viết ấy, biểu lộ sự hiểu chưa đúng, chưa đủ ý của bác Trọng muốn nói; cố tình lái sáng ý đồ khác để bác bỏ thành công của Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Bạn đọc đều nhận thấy: Bác Trọng đưa ra dẫn chứng để chỉ cho mọi người thấy trong tư duy và thực tiễn công tác cán bộ của Đảng có thay đổi rõ nét, xã hội ngày càng tiến bộ, công bằng, văn minh; chứ không chỉ đơn thuần là “năm trước năm sau”, hay “khóa trước khóa sau” theo cách nghĩ ngắn ngủi của Đỗ Thành Nhân.
Về các con số theo cách thống kê của Đỗ Thành Nhân là không đủ luận chứng để bảo rằng không trẻ hóa đội ngũ, không tăng tỷ lệ nữ và không giảm tính kế thừa. Tùy vào hoàn cảnh cụ thể, do tính đặc thù lịch sử, nhiệm vụ cách mạng để Đảng bàn bạc quyết định sao cho phù hợp với thực tế. Muốn khái quát bản chất của Đảng, chế độ và tư duy lãnh đạo của Tổng Bí thứ, cần phải nhìn cả quá trình, không nên cắt đoạn theo kiểu “chiết từ”. Ví dụ, bản thân Bác Trọng khi làm Tổng Bí thư, không hề ham muốn kiêm Chủ tịch nước. Nhưng vì Chủ tịch nước Trần Đại Quang mất đột ngột, mà nhân dân lại tin tưởng giao phó trách nhiệm, nên Bác Trọng phải gánh vác thêm trọng trách. Không thể dựa vào đó để suy diễn, xuyên tạc Bác Trọng tham chức vị.
Còn về độ tuổi, sự trẻ hóa cán bộ, tại sao Đỗ Thành Nhân chỉ dựa vào tuổi trung bình của Bộ Chính trị khóa XIII để bảo “già” hơn khóa XII mà không nhìn vào thực tế: từ trước đến nay đã có ai trẻ tuổi như ông Võ Văn Thưởng làm Thường trực Ban Bí thư khóa XIII và có giai đoạn nào có nhiều Bí thư tỉnh ủy tuổi đời trẻ như giai đoạn hiện nay không?
Về chuyện số người trong Bộ Chính trị khóa XII tiếp tục ở lại trong Bộ Chính trị khóa XIII (8 người) là tăng 1 người so với số người trong Bộ Chính trị khóa khóa XI ở lại khóa XII (7 người), cần nhìn vào thực tiễn hiện nay: Đảng căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ cách mạng để lựa chọn người có đủ năng lực giữ các vị trí công việc. Thậm chí phải tận dụng những người có đủ tài năng, tầm vóc tiếp tục lãnh đạo đất nước, nên cần có những “trường hợp đặc biệt” thêm tuổi, thêm chức. Điều đó hoàn toàn có lợi cho dân, cho nước chứ không phải vì lợi ích của một cá nhân nào.
Về tỷ lệ nữ, khóa trước có 3 nữ trong Bộ Chính trị; khóa này số nữ ấy đến tuổi nghỉ, mà số nữ mới chưa có người đạt tầm để gánh vác trọng trách, nên chỉ còn 1 người là bà Trương Thị Mai. Đó là lẽ thường, đâu phải “khóa này chủ trương giảm tỷ lệ nữ”? Phải nhìn vào thực tế để thấy: Có khi nào nhiều nữ làm bí thư tỉnh ủy, lãnh đạo các bộ ngành như hiện nay không? Muốn đánh giá bản chất vấn đề, cần có cái nhìn đa chiều, kết hợp đồng đại (rộng) và lịch đại (dài), hòa quyện giữa lý luận và thực tiễn; không nên nhìn phiến diện để vội kết luận ẩu, rất nguy hại. Đâu chỉ có bác Trọng mà đại đa số nhân dân Việt Nam đều không đồng tình với những luận điệu xuyên tạc, vu khống “Việt Namvi phạm dân chủ, nhân quyền, không bình đẳng giới”. Không cần nói nhiều, nhìn đâu xa, cứ nhìn vào mấy vụ bạo loạn ở Myanma, biểu tình ở Mỹ liên quan đến bầu cử tổng thống vừa rồi và cách thức đối phó lúng túng, hoảng loạn với dịch covid trên thế giới thì hiểu rõ thế nào là dân chủ! Nhìn vào những vụ khủng bố, xả súng bắn hàng loạt, kể cả trong trường học thì cũng đủ hiểu nhân quyền giả hiệu!
Tác giả: Hồ Vinh
Nguồn tin: Hương sen Việt