Mỗi năm cách thức đưa tin, dẫn dắt, mào đầu có khác nhau mà thôi. Chẳng hạn năm nay, họ lại tung thông tin bịa đặt rằng “Việt Nam “có Huân chương chống Pháp, Huân chương chống Mỹ”, nhưng “không có Huân chương chống Tàu”” hay “Việt Nam vẫn chưa dám gọi đích danh quân địch giết 64 binh lính người Việt”…
Trong thực tế, các chiến sĩ từng cống hiến trong Chiến tranh Biên giới phía Bắc và trận Gạc Ma đã được tri ân cả ngay sau trận chiến lẫn trong thời điểm hiện tại.
Về cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, một bài viết năm 2017 trên báo Kiến Thức có đoạn:
“Sau khi cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc chống quân xâm lược Trung Quốc tạm yên, ngày 20/12/1979, Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã Lệnh số 187-LCT, tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân cho 100 đơn vị và 48 cán bộ, chiến sĩ thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam và dân quân tự vệ, đã lập được nhiều thành tích trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và trong công cuộc chiến đấu và phục vụ chiến đấu chống bọn xâm lược mới ở biên giới phía Tây Nam và biên giới phía Bắc nước ta.
Đáng chú ý trong Lệnh số 187-LCT, có 28 tập thể và 29 cá nhân có thành tích chiến đấu và phục vụ chiến đấu ở biên giới phía Bắc được phong tặng và truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân. Trong số 29 cá nhân ấy thì có nhiều đồng chí là liệt sĩ.”
Về trận Gạc Ma, với chiến công oanh liệt, tàu HQ 505 được Chính tuyên dương Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân. Các chiến sĩ Vũ Phi Trừ, Trần Đức Thông, Vũ Huy Lễ, Nguyễn Văn Lanh, Trần Văn Phương được truy tặng và phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân. Hàng chục tập thể và cá nhân được tặng thưởng Huân chương Quân công, Huân chương Chiến công các loại.
Ngoài ra, hướng dẫn số 124/HD-CT ngày 22/01/2015 của Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam có quy định về chế độ khen thưởng ở tuyến 1 Biên giới phía Bắc, hải đảo xa.
Thêm nữa, từ nhiều năm nay, cả báo chí Nhà nước lẫn website của các cấp chính quyền đã không che giấu danh tính của quân xâm lược trong trận Gạc Ma, đồng thời thường xuyên cập nhật những động thái mới của Trung Quốc tại hòn đảo:
Cũng không có chuyện trận Gạc Ma bị lịch sử lãng quên. Diễn biến của trận đánh đã được ghi lại rất chi tiết trong cuốn “Lịch sử Hải quân Nhân dân Việt Nam”, do Bộ Tư lệnh Hải quân biên soạn năm 2005 và bổ sung năm 2015. Trong những năm gần đây, trận hải chiến đã được tưởng niệm trong những buổi lễ có hàng nghìn người tham dự. Như vậy, quy mô của hoạt động đưa tin và tưởng niệm trận Gạc Ma trong những năm gần đây không hề dừng ở mức “cầm chừng” như thông tin bịa đặt trên
Như vậy, các chiến sĩ từng cống hiến trong Chiến tranh Biên giới phía Bắc và trận Gạc Ma không hề bị bỏ rơi như Việt Tân và giới chống cộng tuyên truyền. Dường như những kẻ đội lốt đấu tranh dân chủ đang thể hiện rằng họ chỉ là một nhóm người vô trách nhiệm, ngồi chửi đổng ở nước ngoài mà không quan tâm đến tình hình thật ở trong nước hay suy nghĩ, tình cảm thật của những người lính.
Qua vụ việc này, có thể thấy giới chống Cộng đang ngày càng xa rời đời sống thực tế của xã hội Việt Nam, để thu về co cụm trong những ảo tưởng hằn học của mình. Các trang mạng của họ không phải là môi trường thông tin phù hợp cho những người muốn tìm hiểu về tình hình đất nước.
Tác giả: Khánh chi
Nguồn tin: Hương sen Việt