infographic tuyên truyền cách nhận diện tin giả - TTXVN
VÀ Google chỉ đưa ra thông tin bạn đang tìm kiếm, còn thông tin có chính xác không thì phải tự bản thân bạn nhìn nhận. Người chia sẻ và cung cấp thông tin rất quan trọng, nếu thông tin đúng, xác thực, có giá trị về mặt nghiên cứu, tra cứu và khoa học sẽ giúp ích rất nhiều cho các cá nhân, tổ chức lấy làm dữ kiện, dữ liệu.
NGƯỢC LẠI. Thông tin sai sự thật, phi thực tế, phản khoa học thì hệ lụy vô cùng lớn, có thể ảnh hưởng đến cả tính mạng con người, thậm chí nhiều người.
Ngày nay, với tốc độ phát triển chóng mặt của các mạng xã hội (MXH) cộng theo đó là giá thành vô cùng rẻ của các thiết bị đầu cuối, giá cước Data của dịch vụ băng thông rộng (3G, 4G, 5G) thì ngày càng thêm nhiều cơ hội để đại đa số người dân có thể tiếp cận được Internet. Với lượng thông tin khổng lồ, điều đó là phù hợp với xu thế chung trong kỷ nguyên số, xã hội số ngày nay.
Vấn đề ở đây là Facebook hay Youtube không phải đơn vị cung cấp thông tin mà là nền tảng mở. Điều đó có nghĩa là ai trong số chúng ta đều có quyền sử dụng, cung cấp và chia sẻ thông tin (dưới góc độ cá nhân). VẬY. ai là người kiểm chứng? Cơ quan đơn vị nào sẽ là xác thực độ chính xác và tin cậy của thông tin đó? Vừa qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức khai trương cổng thông tin tiếp nhận phản ánh, công bố tin giả: http://tingia.gov.vn/ và ra mắt đầu số tiếp nhận phản ánh tin giả 18008108. Riêng đối với MXH thì Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Quyết định số: 874/QĐ-BTTTT về Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội. Đồng thời, Chính phủ cũng đã quy định các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, an toàn thông tin.
infographic tuyên truyền về các hình thức xử phạt liên quan đến tin giả - TTXVN
Trong thời điểm toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang cùng nhau gồng mình chống lại đại dịch Covid-19 thì đâu đó vẫn có người bị phạt vì cung cấp thông tin giả mạo trên MXH, vì lan truyền tin giả.
Cơ quan công an xử lý đối tượng đưa tin giả về dịch bệnh virus Corona. (ảnh SGGP)
Một “công dân số” sống trong “kỷ nguyên số” “xã hội số” mà lại thiếu nhận thức, thiếu “kỹ năng số” và đặc biệt là thụ động, không tìm hiểu các Quy định liên quan đến cái mình đang sử dụng. Đến lúc bị cơ quan chức năng mời lên làm việc thì mới nhận thức được đó là hành động sai trái thì đã quá muộn. Cần phải nâng cao khả năng tiếp cận thông tin của bản thân một cách chủ động và kịp thời và đặc biệt là tỉnh táo trước sự dẫn dắt và những cạm bẫy từ MXH và Internet.
"HÃY LÀ MỘT CÔNG DÂN SỐ THÔNG MINH"